[KHÁM PHÁ CÁC VỊ TRÍ TRONG STUDIO GAME #1]
- 🎮Đằng sau những tựa game bom tấn đã trở thành tên tuổi khắp thế giới, đem về lợi nhuận khổng lồ cho nền kinh tế là bàn tay màu nhiệm của các Studio Game. Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc rằng: điều gì tạo nên một Studio Game? Những ai sẽ tham gia vào quá trình phát triển nên một tựa game đình đám? Vì vậy, hãy đồng hành cùng chúng mình qua series này để được giải đáp những thắc mắc này nhé!
##⭐Game Developer - Thợ xây tài ba của thế giới game⭐
- Game Developer là thuật ngữ dùng để nói về tất cả những người tham gia vào quá trình phát triển game. Tuy nhiên, người ta thường biết đến thuật ngữ Game Dev để chỉ những người lập trình trong quá trình làm game. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng ta sẽ nói về những lập trình viên này. Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở nội dung các ảnh bên dưới nhé 👇👇
Vai trò của Game Developer trong Studio Game
🏅Nếu như so sánh việc làm game với xây 1 tòa nhà thì người ta thường ví Game Artist là những người trang trí và làm cho căn nhà trở nên đẹp hơn, còn đặc biệt Lập trình game là những người đã dựng xây nên cấu trúc của cả ngôi nhà, để game có thể vận hành đúng theo luật chơi, tuân thủ theo đúng logic theo lối chơi đề ra. Thế nên có thể nói những người Lập trình game có vị trí vô cùng quan trọng trong bất cứ một project làm game hoặc một studio làm game nào.
💻Lập trình Game đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển và thiết kế các tính năng của trò chơi. Đằng sau sự phức tạp của các tựa game, có những nhiệm vụ một Game Dev phải làm, cụ thể bao gồm:
Xây dựng các tính năng gameplay: Phát triển mã nguồn để tạo ra các tính năng chơi game, bao gồm chuyển động, va chạm, hệ thống điều khiển, và trí tuệ nhân tạo.
Tối ưu hóa hiệu suất: Tối ưu hóa mã nguồn và tài nguyên để đảm bảo trò chơi chạy mượt mà trên các nền tảng khác nhau.
Thử nghiệm và sửa lỗi: Thực hiện kiểm thử chất lượng và sửa lỗi để đảm bảo trò chơi hoạt động ổn định và mượt mà.
Làm thế nào để trở thành Game Developer?
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Game Dev thường sử dụng các công cụ và phần mềm chuyên biệt như những Game Engine là Unity hoặc Unreal Engine. Lập trình viên thường xây dựng tính năng sử dựng các ngôn ngữ lập trình như C++, Java, Python,… Đặc biệt, thành quả bao gồm những tựa game chạy mượt mà và cuốn hút là những đêm thức trắng của Game Dev để tối ưu hiệu suất và “fix bug”. Không nói quá khi cho rằng Game Dev là những người anh hùng thầm lặng của thế giới game
🧠Nếu mong muốn trở thành một Game Dev thì bên cạnh việc học những ngôn ngữ lập trình và Game Engine; chúng ta cũng cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc của 2 môn khoa học là Toán và Vật Lý. Những kiến thức của môn Toán sẽ chúng ta tối ưu hoá mã nguồn của game bằng cách vận dụng những định lý và suy luận logic; từ đó cải thiện được hiệu suất của game. Game Dev cũng cần có hiểu biết Vật Lý chắc chắn để làm chuyển động của các đối tượng trong game trở nên tự nhiên hơn, giúp chân thực hoá trải nghiệm của người chơi. Do đó, nếu có ước mơ trở thành Game Dev, bạn chắc hẳn phải học tốt những môn này ở trường học. Hãy liên tục cập nhật những thông tin về thị trường game, và đừng quên học thật tốt ngoại ngữ để mở rộng cơ hội khi bước chân vào công việc này nhé!
🔊Những thông tin về Game Dev như công việc cụ thể, lộ trình học tập để đáp ứng vị trí này; chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu trên Internet trong thời đại ngành công nghiệp game ngày càng phát triển. Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc về chủ đề này, hãy tiếp tục theo dõi fanpage CLB Nhà Sáng Tạo Game; chúng mình sẽ tiếp tục series này và chia sẻ thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hãy đón chờ những bài đăng tiếp theo từ GCC để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích và thú vị nha!
[💻 Fanpage](https://www.facebook.com/gamecreatorsclub /)
📱 Phone: 0835 936 746